Categories
Cannabis

Hôm nay ở quảng trường Ferenciek, Filantropikum.com có một cuộc trò chuyện về đề tài sức khỏe, và khách mời của ngày hôm nay là Tiến sĩ Phạm Trường Sơn. Anh mời chúng tôi vào một không gian văn phòng mát mẻ, dễ chịu đi kèm với ly nước chanh xoài đá mát lạnh trước cái nóng mùa hè và nụ cười nồng hậu không thể lẫn vào đâu của Sơn. Đôi mắt anh luôn thể hiện sự cởi mở và sẵn lòng trả lời các câu hỏi từ độc giả Filantropikum.

Hôm nay ở quảng trường Ferenciek, Filantropikum.com có một cuộc trò chuyện về đề tài sức khỏe, và khách mời của ngày hôm nay là Tiến sĩ Phạm Trường Sơn. Anh mời chúng tôi vào một không gian văn phòng mát mẻ, dễ chịu đi kèm với ly nước chanh xoài đá mát lạnh trước cái nóng mùa hè và nụ cười nồng hậu không thể lẫn vào đâu của Sơn. Đôi mắt anh luôn thể hiện sự cởi mở và sẵn lòng trả lời các câu hỏi từ độc giả Filantropikum.

Tiến sĩ Phạm Trường Sơn đến từ một thành phố biển xinh đẹp của Việt Nam – thành phố Đà Nẵng, anh đến Hungary năm 18 tuổi với học bổng của nhà nước, và đến nay, anh sống và làm việc tại Hungary cùng gia đình nhỏ của mình như một công dân của đất nước Trung Âu xinh đẹp này.

 

Tại sao Sơn chọn Hungary là nơi để sinh sống?

Thật sự thì tôi đã có nhiều lựa chọn khác khi còn trẻ, nhưng tôi chọn Hungary vì tôi thực sự thích Hóa học Hữu cơ. Tôi rất ngưỡng mộ hai nhà khoa học Hungary là György Oláh (Nobel hoá học) và Albert Szent Györgyi (Nobel Y học) là tấm gương để tôi học tập.

Tôi đã hoàn thành chương trình học của mình tại BME, sau đó lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ, đồng thời làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.

 

Việt Nam và Hungary cách nhau hàng nghìn Km. Tôi nghĩ rằng cả 2 đất nước đều mang nền văn hóa rất khác biệt lẫn nhau. Điều gì đã ấn tượng với bạn khi bạn đặt chân đến đất nước này?

Đó là sự tự do! Vào thế hệ của tôi, người trẻ thường không có nhiều quyền quyết định riêng. Có lẽ do chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo mà các bạn trẻ thường không được tranh luận, không được có suy nghĩ khác người. Họ không có cơ hội để vượt quá giới hạn bản thân và hầu như phải làm theo những gì người lớn mong đợi.

Tien si pham truong son 2

Các bậc cha mẹ Việt Nam lập kế hoạch và giáo dục con cái của họ theo một trật tự có sẵn. Đường đời và sự nghiệp của đứa trẻ thường được xác định trước. Ở Việt Nam, con ngoan trò giỏi được cho là người biến ước mơ của cha mẹ thành hiện thực.

Khi đến Hungary để học tập, tôi khám phá ra rằng mình có quá nhiều sự tự do. Tôi bắt đầu làm quen với việc học tập, làm việc cũng như tự đưa ra những quyết định quan trọng cho cuộc đời mình một cách độc lập. Tôi rất thích thú với điều này.

Bây giờ ở Việt Nam đã thay đổi nhiều so với trước, giới trẻ đã có nhiều sự tự do hơn, tuy nhiên dấu ấn về sự kiểm soát của gia đình vẫn còn tồn tại.

 

Theo bạn thì người Việt Nam và người Hungary có điểm gì chung?

Tôi nghĩ chúng ta có nhiều cái chung như sự thân thiện, hiếu khách và coi trọng giá trị gia đình. Đây là điều hiển nhiên vì theo lịch sử, thì Hungary có nguồn gốc di cư từ Châu Á vì vậy chúng ta có những điểm tương đồng trên.

 

Ai quen Sơn đều biết bạn là người vô cùng yêu thiên nhiên. Điều này ảnh hưởng thế nào đến việc bạn chọn môn Hóa hữu cơ? Điều thú vị nhất trong ngành nghề của bạn là gì?

Mẹ tôi là một giáo viên Hoá, tôi được trang bị những nền tảng này tại Việt Nam. Sau đó tôi tiếp tục theo học Hoá Hữu cơ tại trường đại học ở Hungary. Những năm đầu sự nghiệp, dưới con mắt của nhà hoá học trẻ ngây thơ tôi luôn tự hào rằng mình có thể điều chế được trong phòng thí nghiệm tất cả các hoạt chất của thiên nhiên.

Thực tế thì chúng tôi có thể sao chép được tự nhiên nhưng phải trả cái giá khá đắt. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh và sau này nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm về đề tài hoá đồng phân quang học tôi mới nhận thấy rằng mình không thể nào điều chế được một đồng phân có sự tinh khiết 100% như của tự nhiên. Thêm vào đó tôi lại tốn quá nhiều hoá chất để làm ra chúng trong khi ngược lại với phản ứng hóa học, thực vật trong tự nhiên có thể tạo ra cùng một chất ở dạng nguyên chất 100% mà chỉ cần nước, đất và ánh sáng! Đây là một điều kỳ diệu của tự nhiên!

Như vậy, cạnh tranh với thiên nhiên là điều không thể. Từ đó tôi trân trọng chiết suất thảo dược cũng như các bài thuốc cổ truyền của cha ông!

TS Phạm Trường Sơn cùng nhà khoa học gốc Hungary Karikó Katalin, người điều chế vaccine m-RNA chống Covid19.
TS Phạm Trường Sơn cùng nhà khoa học gốc Hungary Karikó Katalin, người điều chế vaccine m-RNA chống Covid19.

Làm thế nào bạn có thể truyền đạt thông tin khoa học một cách dễ hiểu đến mọi người?

Rất tiếc là khoa học có biệt từ và ngôn ngữ chuyên ngành riêng khiến nó có phần xa lạ và thường cản trở sự quan tâm của mọi người đối với khoa học. Trong đại dịch Covid vừa qua, tôi thấy rằng có một sự nhiễu loạn thông tin khi nhiều tin tức phi khoa học lại được lan truyền nhiều hơn trên mạng Internet so với là tin chính thống. Vì vậy tôi cố gắng mang những ví dụ thực tiễn cũng như dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để truyền tải được nội dung khoa học một cách gần gũi nhất.

Tôi làm các video ngắn trên YouTube, TikTok, Facebook về đề tài sức khỏe có pha trộn thêm yếu tố hài hước để vừa bổ ích lại vừa vui nhộn để mọi người dễ tiếp thu hơn.

 

Là người nghiên cứu và sáng tạo ra các công thức dược. Con đường để thực tiễn hoá một công trình hay thông tin về khoa học như thế nào?

Tôi thấy rằng hiện nay đang thiếu nhiều những “chuyên gia cầu nối”. Họ là những người vừa am hiểu khoa học lại vừa hiểu các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Tôi ví dụ trong ngành Y các Bác sĩ điều trị là những người tiếp xúc với bệnh nhân nên có kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn cao. Bên cạnh đó có các nhà nghiên cứu bệnh lý. Họ vừa có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết lại vừa hiểu lâm sàng để hỗ trợ vững chắc hỗ cho các Bác sĩ. Ngoài ra còn có Dược sĩ là những người hiểu rõ về nguyên lý thuốc nhưng lại thiếu cầu nối chặt chẽ với các Bác Sĩ.

Tương tự như vậy tôi thấy thiếu cầu nối giữa Tây Y và thảo dược cổ truyền. Tôi cố gắng để làm nhiệm vụ đó. Các Bác Sĩ Tây Y thường có cái nhìn dè dặt với thảo dược vì họ chưa có thông tin đầy đủ về cơ chế cũng như tác dụng cụ thể của thảo dược.

Với lợi thế là một người nghiên cứu hoá dược Tây Y nên tôi cung cấp ngay các nghiên cứu khoa học đầy đủ về thảo dược và chúng tôi có thể trao đổi thông tin hoặc tranh luận với nhau bằng các thuật ngữ chuyên ngành với mục đích chung là vì sức khỏe mọi người.

Tien si pham truong son 6

Dưới con mắt nhà khoa học, bạn nghĩ thế nào về cuộc sống ngày nay của chúng ta? Chúng ta đang mắc những lỗi nào? Chúng ta có thể làm gì để cải thiện nó không?

Chúng ta có thể dễ thấy con người ngày càng sống thọ hơn, nhưng chưa chắc là có chất lượng cuộc sống tốt hơn tổ tiên của mình. Ngày càng có nhiều người mắc các bệnh mãn tính về thể chất và tinh thần, sống trong lo lắng và căng thẳng.

Lỗi của chúng ta là gì?

Rất tiếc là thế giới của chúng ta thay đổi quá nhanh. Chỉ trong vài trăm năm gần đây, con người tự xây dựng cho mình môi trường sống với đầy sự ô nhiễm, sự căng thẳng trong công việc, lười vận động, theo đuổi vật chất và chế độ ăn uống nhiều đường, dầu mỡ không lành mạnh. Cơ thể chúng ta không thể nào thích ứng với sự thay đổi này trong thời gian ngắn. Điều này dẫn đến việc theo thời gian, ngày càng nhiều tế bào lỗi tích tụ trong cơ thể chúng ta và gây bệnh tật.

Ai cũng muốn trẻ mãi không già, nhưng chắc chắn chúng ta phải đối mặt với tuổi tác!

Điều đương nhiên là ai cũng muốn trẻ mãi vì lúc đó chúng ta khoẻ và đẹp nhất. Tuy nhiên thực lòng mà nói thì Tôi lại thích độ tuổi hiện tại của mình, 42. Tôi cảm thấy mình trưởng thành và chín chắn hơn đồng thời cũng ý thức chăm sóc sức khoẻ tốt hơn so với những năm 20 tuổi.  Thậm chí sức bền hiện tại của tôi cũng tốt hơn nhiều so với trước đây.

Nhiều người cho rằng người Châu Á lão hoá chậm hơn, tuy nhiên theo tôi không chỉ do yếu tố Gen mà còn do chế độ dinh dưỡng và  thói quen sinh hoạt quyết định. Chúng tôi ăn nhiều rau củ quả, ít đồ dầu mỡ cũng như là đồ ngọt hơn so với người Phương Tây. Tinh bột và đường là yêu tố gây lão hoá sớm. Ngoài ra người Á Châu còn thích uống trà và có thói quen sử dụng thảo dược nhiều hơn người Phương Tây.

Tien si pham truong son 4

Trông bạn rất trẻ so với độ tuổi thật. Chắc hẳn bạn có bí quyết nào đó?

Vì đến Hungary từ khá sớm nên tôi bắt đầu ăn uống và sinh hoạt giống như những người bạn người bản địa của mình. Tôi đã bỏ bê lối sống như lúc còn ở Việt Nam trong một thời gian dài. Khi tôi khoảng 28 tuổi, tôi hiểu rằng tuổi trẻ sẽ nhanh chóng kết thúc nếu chúng ta không thay đổi lối sống của mình. Tôi bắt đầu có các cuộc nói chuyện với những người Châu Á lớn tuổi về thói quen, thực đơn ăn uống và sức khỏe tinh thần của họ.

Đúc kết từ các kinh nghiệm này, tôi tinh giản nó thành 3 từ khoá: R-I-A

Regeneration: Khả năng tái tạo

Immune System: Sức khỏe hệ thống miễn dịch

Antioxidant: Chất chống oxy hóa

Ba yếu tố trên quyết định tuổi trẻ và sức khỏe của chúng ta.

Từ đó tôi cố gắng sắp xếp lại cuộc sống và chế độ dinh dưỡng của mình theo nguyên tắc R-I-A. Ví dụ để  tăng khả năng tái sinh, tôi bắt đầu sử dụng thực phẩm chứa nhiều tảo, hắc mai biển, nấm linh chi và tảo xoắn. Chúng chứa các hoạt chất có thể huy động các tế bào gốc trong tủy xương của chúng ta và giúp cơ thể tái tạo, phục hồi. Bên cạnh đó, để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tôi tập thể dục thể thao và uống các loại nấm thuốc như Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng. Nhờ vậy, tình trạng dị ứng phấn hoa của tôi đã được cải thiện, tôi không còn phải uống thuốc chống dị ứng vào mỗi dịp xuân, hè nữa. Ngoài ra, tôi bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể bằng các loại rau và trái cây nhiều màu sắc, chẳng hạn như mận, việt quất, mâm xôi, anh đào… Chúng chứa nhiều flavonoid khác nhau hoạt động một cách tuyệt vời để trung hoà các gốc tự do.

Tôi học cách nói không với đường, hạn chế ăn carbohydrate, ăn nhiều cá và salad tươi. Tôi chơi rất nhiều môn thể thao, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè. Điều này giúp duy trì sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần.

Đây là cách tôi sống có ý thức với bản thân và kết quả là bạn bè cho biết tôi hầu như không thay đổi nhiều trong 20 năm qua. Tất nhiên là tôi rất vui, vì tôi biết rằng phương pháp của mình đúc kết đã có tác dụng làm chậm lão hóa tự nhiên ở một mức độ nào đó.

Tôi mong muốn người khác cũng có thể tiếp cận “nguyên tắc R-I-A” này. Vì vậy vào năm 2021, tôi và đồng nghiệp Tiến Sĩ Tóth Szilárd sáng lập công ty RIAVITA nhằm cung cấp các sản phẩm có chứa các thành phần hoạt tính đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Chúng tôi chú trọng vào việc phòng và bảo vệ sức khoẻ từ gốc.

Tien si pham truong son 5

Theo bạn thì loại thảo mộc tự nhiên nào có tiềm năng được sử dụng rộng rãi trong tương lai?

Luôn luôn có những xu hướng mới thịnh hành trong ngành công nghiệp thực phẩm chức năng, tuy nhiên liên quan đến nguyên tắc R-I-A, tôi thấy thảo dược có tiềm năng nhất là: về tái sinh Delphinidin (Hắc mai biển), Fucoidan (Tảo nâu). Về tăng cường hệ miễn dịch thì trong nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng – Cordyceps Sinensis có Cordycepin, về chống oxi hoá có Flavonoid như Quercetin trong  hành tím, Apigenin trong hoa cúc giúp hạ gốc tự do.

Tôi cho rằng chúng ta có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình bằng cách sử dụng những hoạt chất tự nhiên này.

 

Theo bạn chỉ cần một chế độ ăn uống lành mạnh là đủ, hay chúng ta nên hỗ trợ cơ thể bằng các thực phẩm chức năng nếu muốn duy trì sức khỏe?

Nếu chúng ta sống vào thời điểm một trăm năm trước thì chỉ cần một chế độ ăn sạch là đủ, bởi vì khi đó nước, đất và không khí không bị ô nhiễm như ngày nay. Thức ăn thời điểm đấy cũng tươi sạch, đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất, cuộc sống cũng không quá vội vã và stress.

Trong cuộc sống ngày nay thì những yếu tố trên đang trở nên xa xỉ. Theo tôi, ngoài một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của chúng ta là điều nên làm.

Nhiều người đánh giá thấp thực phẩm bổ sung, thậm chí có nhiều người còn cho rằng nếu ốm thì đã có bệnh viện, bác sĩ và thuốc men điều trị. Điều này đúng một phần, tuy nhiên lại có những bệnh mãn tính không thể chữa khỏi nhưng lại có thể phòng ngừa được như huyết áp, tiểu đường, ung thư. Chúng ta thấy trong đại dịch Covid19 vừa qua những người sống khỏe mạnh có ít biến chứng hơn so với những người không chăm lo sức khoẻ.

 

Bạn có thông điệp gì muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ không?

“Sức khoẻ là kho báu mà không thể mua hay vay mượn được từ bất kì ai, chỉ chính chúng ta mới gìn giữ được nó” Tôi mong các bạn trẻ hãy trân trọng sức khoẻ và bắt đầu có ý thức sống lành mạnh càng sớm càng tốt.

Xin cảm ơn Tiến sĩ hoá dược Phạm Trường Sơn, đồng sáng lập RIAVITA (cùng với Tiến sĩ Szilárd Tóth), Riavita.com, người sẵn lòng trả lời các câu hỏi của độc giả Filantropikum.com về đề tài thảo dược, dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.

=============

Link bài báo gốc tiếng Hungary: Filantropikum.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giỏ hàng

Sản phẩm được ưa chuộng